Thưởng thức cà phê được xem là thói quen hằng ngày của người Việt. Cà phê không chỉ là thức uống giúp tỉnh táo mà nó còn mang rất nhiều công dụng rất tốt cho trí óc, sức khỏe. Hiện nay có nhiều loại cà phê, tại Việt Nam phổ biến nhất là 2 loại Robusta và Arabica. Mỗi loại cà phê đều sở hữu một hương vị độc đáo và riêng biệt, mang đến trải nghiệm thưởng thức riêng biệt. Vậy cà phê Robusta là gì? Đặc điểm và sản lượng cà phê Robusta Việt Nam như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về loại hạt cà phê này trong bài viết dưới đây, bạn nhé.
Cà phê Robusta Việt Nam: Đặc điểm và sản lượng
Đặc điểm của cà phê Robusta Việt Nam
Đó là một loại cà phê phổ biến tại Việt Nam còn có tên gọi khác là cà phê Vối thuộc giống Canephora. Với đặc tính sinh vật học tương tự với những loại cây khác, cà phê Robusta có dạng cây gỗ hoặc cây bụi và chiều cao có thể lên đến 10m.
Cà phê Robusta lần đầu tiên được phát hiện ở Congo, thuộc Bỉ, vào thế kỷ 19. Mặc dù được phát hiện và đưa vào khu vực Đông Nam Á muộn, khoảng vào những năm 1900 tuy nhiên hạt cà phê này đã nhanh chóng được trồng rất phổ biến và đạt được sản lượng cao.
So với Arabica, chi phí trồng Robusta tương đối thấp, nó có khả năng chịu gỉ sắt và bệnh tuyến trùng, năng suất cao… Tuy nhiên nhược điểm của cây trồng cà phê này là chịu kém cạnh, chịu lạnh cũng không tốt và sản lượng không ổn định. Mặc dù vậy, so với hạt cà phê Arabica thì Robusta cũng được coi là dễ trồng hơn.
Cà phê Robusta có quả hình tròn, nhỏ và đường rảnh ở giữa hạt cà phê thường là đường thẳng. Màu sắc của nó phụ thuộc vào những phương pháp chế biến khác nhau nó có thể có màu xám khi rửa và vàng khi phơi khô dưới nắng tự nhiên hoặc làm khô bằng máy móc.
Robusta có hương vị được đánh giá là kém cạnh hơn so với Arabica, nó có hương vị đậm, chát và hơi đắng, độ chua cao, hậu vị ngọt. Vị của loại hạt cà phê này được đánh giá như bột yến mạch. Lại được chế biến khô nên vị càng đậm. Tuy nhiên để bù lỗ cho sự thiệt thòi về hương vị, hàm lượng caffeine lại cao gấp đôi nên trông nó lại hấp dẫn hơn. Đặc biệt khi kết hợp nó với một số loại hạt cà phê lại cho ra hương vị hấp dẫn, tuyệt vời hơn.
Xét về giá, Robusta được trồng nhiều và chế biến đơn giản nên giá nó cũng được xem là rẻ hơn hạt cà phê Arabica. Nhưng không chỉ vì rẻ mà chất lượng kém, bởi với một số người thích thưởng thức gu cà phê mạnh, khi đã từng nhấp qua vài ngụm robusta và đúng gu sẽ rất dễ nghiền, nghiện và mê say.
Sản lượng cà phê Robusta tại Việt Nam
Nói về sản lượng cà phê robusta, thì Việt Nam được xem như là đất nước sản xuất loại cà phê này lớn nhất trên thế giới. Cụ thể, sản lượng Robusta chiếm khoảng 30 – 40% tổng sản lượng cà phê trên thế giới. Và tại Việt Nam, sản lượng của hạt cà phê này chiếm đến 90 – 95%, số phần trăm còn lại sản lượng của hạt cà phê Arabica.
Có lẽ sản lượng cà phê Robusta rất lớn là do nó thích hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam ở các vùng Tây Nguyên. Hơn nữa nó lại rất dễ trồng và khả năng kháng bệnh cao, vì vậy mỗi năm nó thu được năng suất cao. Không chỉ sản lượng cao, hạt cà phê Robusta còn có hương vị đặc biệt.
Kết luận
Có thể thấy, hạt cà phê Robusta được coi là dễ trồng, năng xuất thu hoạch và sản lượng cao. Vì vậy nó trở thành nền chủ lực của Việt Nam. Vừa rồi là những thông tin đặc điểm và sản lượng cà phê Robusta việt Nam. Hi vọng với những chia sẻ ở trên của BMT Coffee sẽ giúp bạn hiểu thêm về những thông tin thú vị của hạt cà phê này.